Sàn gỗ công nghiệp có độc hại không? Những hiểu lầm thường gặp
Sàn gỗ công nghiệp có độc hại không? là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng đặt ra khi lựa chọn vật liệu lát sàn cho mái ấm của mình, đặc biệt trong bối cảnh sức khỏe và chất lượng không khí trong nhà ngày càng được chú trọng. Hiện nay có không ít thông tin trái chiều xoay quanh vấn đề này đã và đang gây hoang mang cho người dùng. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để bạn có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về tính an toàn của sàn gỗ công nghiệp.
Formaldehyde là gì và những nguy cơ tiềm ẩn
Đa số nghi ngờ xoay quanh sàn gỗ công nghiệp đều liên quan đến formaldehyde, một hợp chất tồn tại trong keo dán được sử dụng để trộn lẫn với hỗn hợp vụn gỗ tự nhiên cùng một số chất phụ gia, được ép dưới áp suất cao tạo thành cốt gỗ HDF, MDF hoặc CDF. Formaldehyde là một hợp chất loại Andehit có công thức hóa học là CH20 tồn tại dưới dạng khí ở điều kiện thường, có mùi hắc và rất dễ bay hơi. Nếu cơ thể tiếp xúc với chất này ở nồng độ cao trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mắt và dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì không phải sàn gỗ công nghiệp nào cũng gây độc hại. Phần lớn các thương hiệu ván sàn lớn trên thị trường hiện nay đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Nồng độ phát thải Formaldehyde được kiểm soát một cách chặt chẽ và có những tiêu chuẩn riêng để người dùng dễ dàng đánh giá và an tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Các tiêu chuẩn an toàn của sàn gỗ công nghiệp
Để đánh giá mức độ an toàn của dòng sàn gỗ công nghiệp bạn có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn ghi trên bao bì sản phẩm hoặc các thông số được nhà sản xuất công bố. Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, các nhà sản xuất ván sàn đã và đang nỗ lực trong việc tối ưu hàm lượng phát thải Formaldehyde ở mức thấp nhất. Một số tiêu chuẩn đo lường đang được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Tiêu chuẩn E0
Tiêu chuẩn E0 quy định hàm lượng phát thải formaldehyde gần như bằng 0. Đây là mức phát thải cực thấp, phù hợp cho các không gian yêu cầu khắt khe như phòng trẻ em, bệnh viện, phòng kín sử dụng máy lạnh thường xuyên. Sàn gỗ đạt chuẩn E0 tuy có giá thành cao hơn do yêu cầu khắt khe về nguyên liệu và công nghệ sản xuất, nhưng đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối cho người sử dụng, đồng thời thể hiện cam kết của nhà sản xuất với các tiêu chuẩn môi trường và chất lượng quốc tế. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất ít sản phẩm đạt được tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn E1
Tương tự như E0, E1 là tiêu chuẩn phát thải formaldehyde do Liên minh châu Âu (EU) quy định. Tiêu chuẩn này đảm bảo sản phẩm phát thải formaldehyde ở mức an toàn cho sức khỏe con người khi sử dụng trong không gian sống. Đây là tiêu chuẩn an toàn phổ biến nhất tại thời điểm hiện tại, được nhiều quốc gia công nhận và áp dụng. Theo quy định, sàn gỗ đạt chuẩn E1 có mức phát thải formaldehyde không vượt quá 0,1 ppm trong không khí.
Ưu điểm của sàn gỗ chuẩn E1 là dễ tiếp cận, giá thành hợp lý, phù hợp cho hầu hết các công trình dân dụng như căn hộ, nhà phố, văn phòng, trường học… Tuy không đạt độ tinh khiết như E0, nhưng E1 vẫn đảm bảo không gây kích ứng, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu sản phẩm được sử dụng đúng cách và có nguồn gốc rõ ràng.
Tiêu chuẩn Carb P2
CARB P2 (California Air Resources Board Phase 2) là một tiêu chuẩn nghiêm ngặt do Cơ quan Tài nguyên Không khí California (CARB) Hoa Kỳ ban hành, nhằm kiểm soát mức phát thải formaldehyde trong các sản phẩm gỗ công nghiệp như MDF, HDF, plywood, ván dăm và sàn gỗ công nghiệp. Mức phát thải giới hạn đối với ván MDF là 0,11ppm và 0,05ppm đối với ván HDF. Đây là quy định bắt buộc đối với các sản phẩm ván gỗ nhân tạo tiêu thụ tại California, và hiện đã trở thành tiêu chuẩn tham chiếu trên toàn nước Mỹ. CARB P2 được ví như “giấy thông hành” vào thị trường Mỹ và là tấm khiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hiện đại đang quan tâm đến các yếu tố sống xanh, sống sạch, sống khỏe trong thiết kế nội thất.
Một số chứng nhận khác
Bên cạnh các tiêu chuẩn về nồng độ formaldehyde như E0, E1 hay CARB P2, nhiều dòng sàn gỗ cao cấp còn đạt thêm các chứng nhận quốc tế uy tín dưới đây, giúp củng cố niềm tin về độ an toàn cho sức khỏe và môi trường sống:
FloorScore® (Hoa Kỳ)
Đây là chứng nhận do SCS Global Services cấp, đánh giá mức độ phát thải VOCs (Tổng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) trong không gian nội thất. Sàn đạt FloorScore đảm bảo không gây ô nhiễm không khí trong nhà, an toàn với trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người nhạy cảm hô hấp. Đây là tiêu chuẩn quan trọng trong các công trình xanh và các dự án đề cao chất lượng sống trong nhà.
Green Label (Singapore) và Blue Angel (Đức)
Hai chứng nhận nổi bật về sản phẩm thân thiện môi trường, cấp cho các sản phẩm có phát thải thấp, không chứa hóa chất độc hại và có vòng đời bền vững. Green Label thường được áp dụng tại châu Á (đặc biệt Singapore, Malaysia), trong khi Blue Angel là chuẩn xanh lâu đời nhất tại châu Âu. Các sàn gỗ đạt chứng nhận này được đánh giá cao trong các công trình công cộng, trường học, bệnh viện…
ISO 14001 và ISO 9001
ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường, yêu cầu nhà máy sản xuất phải có chính sách và quy trình giảm thiểu tác động đến môi trường (nước thải, khí thải, tiêu thụ năng lượng…).
ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, kiểm soát sản xuất chặt chẽ để đảm bảo sự đồng nhất, ổn định và an toàn của sản phẩm đầu ra.
Đây là các chứng nhận nền tảng, cho thấy doanh nghiệp có quy trình kiểm soát chất lượng và trách nhiệm xã hội rõ ràng.
Ngoài các tiêu chuẩn chứng nhận về an toàn và mức độ thân thiện của sản phẩm kể trên thì sàn gỗ công nghiệp còn có một bộ các tiêu chuẩn về độ bền và an toàn vật lý: Khả năng chống trầy xước AC, khả năng chống va đập IC, tiêu chuẩn chống cháy,..
Những hiểu lầm thường gặp của người tiêu dùng
Dưới đây là một số hiểu lầm phổ biến mà người tiêu dùng thường gặp khi đánh giá độ an toàn của sàn gỗ công nghiệp:
Nhận định tất cả sàn gỗ công nghiệp đều độc hại vì có keo
Như đã giới thiệu ở phần đầu bài viết, keo chứa formaldehyde là thành phần bắt buộc trong sản xuất cốt gỗ công nghiệp và mức phát thải Formaldehyde không vượt quá ngưỡng quy định. Một số dòng sàn cao cấp thậm chí sử dụng keo không chứa formaldehyde hoặc keo phenolic ít phát thải, đáp ứng tiêu chuẩn Super E0, E0, E1, CARB-P2 không những an toàn với sức khỏe con người mà còn thân thiện với môi trường.
Lầm tưởng sàn gỗ có mùi là độc hại
Không ít người phản ánh sàn gỗ mới có mùi keo nồng trong 2–3 ngày đầu và cho rằng đó là “chất độc”. Tuy nhiên, một số mùi bay hơi ban đầu là hiện tượng bình thường, xảy ra ngay cả với đồ gỗ tự nhiên phủ PU hoặc sơn.
Quan trọng là mùi này không kéo dài quá vài ngày, và không gây khó chịu, cay mắt. Nếu sàn đạt tiêu chuẩn khí thải, mùi sẽ bay hơi nhanh chóng sau vài ngày, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hiểu lầm sàn gỗ càng rẻ càng nguy hiểm
Trên thực tế, giá thành chưa đủ căn cứ để phản ánh chính xác về độ an toàn của sản phẩm. Nhiều dòng sàn gỗ tầm trung vẫn đạt đủ các chứng nhận an toàn (E1, CARB-P2, FloorScore…). Những dòng ván sàn gỗ trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ mới là điều mà bạn phải quan ngại.
Hiểu lầm sàn gỗ không phù hợp với trẻ nhỏ, người cao tuổi
Các dòng sàn gỗ công nghiệp chất lượng cao thường có bề mặt kháng khuẩn, chống trơn trượt, êm chân và giữ nhiệt tốt, phù hợp cho trẻ em bò chơi, người cao tuổi đi lại. Và sàn gỗ công nghiệp cũng được đánh giá là dòng vật liệu lát sàn tối ưu khi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại vật liệu truyền thống như gạch men, sàn đá.
Lựa chọn sàn gỗ công an toàn cho sức khỏe
Nhu cầu lắp đặt ván sàn của người dùng ngày một tăng cao dẫn đến sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới với nguồn gốc khác nhau. Để chọn được mẫu ván sàn an toàn cho sức khỏe thì bạn nên trang bị thêm một vài kinh nghiệm thực tế khi chọn mua sàn gỗ. Hãy lưu lại những mẹo hữu ích này để tạo nên một không gian sống xanh – sạch – đẹp cho cả gia đình.
Chọn mẫu ván sàn đạt chuẩn E0, E1, CARB P2
Chọn sản phẩm có ghi rõ tiêu chuẩn E0, E1 hoặc CARB P2. Đây là các mức độ an toàn được quốc tế công nhận về nồng độ phát thải Formaldehyde. Tránh sử dụng sản phẩm không công bố chỉ số E hoặc không có chứng nhận chất lượng rõ ràng. Hãy kiểm tra bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận hoặc hỏi trực tiếp nhà phân phối để đảm bảo mọi thông tin công bố đều chính xác.
Chọn sàn có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín
Thị trường sàn gỗ hiện nay rất phong phú, nhưng đi kèm với đó là nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ sử dụng keo kém chất lượng hoặc vật liệu không được kiểm định an toàn.
Để tránh rủi ro, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thương hiệu lớn, có tên tuổi lâu năm đến từ Châu Âu (Pháp, Ba Lan, Áo, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ,..), Hàn Quốc hoặc những quốc gia nổi tiếng về kiểm định chất lượng và an toàn sản phẩm. Yêu cầu cung cấp CO (Certificate of Origin – chứng nhận xuất xứ) và CQ (Certificate of Quality – chứng nhận chất lượng).
Tìm hiểu kỹ thông tin kỹ thuật, chính sách bảo hành, quy trình sản xuất trước khi quyết định mua. Tránh ham rẻ mà mua các sản phẩm không có nhãn mác, trôi nổi hoặc chỉ được giới thiệu bằng lời mà không có tài liệu chứng minh.
Xem thêm: 10+ Mẫu sàn gỗ Châu Âu sang trọng, đẳng cấp
Chọn sàn gỗ hèm khóa không dùng keo khi lắp đặt
Một số loại sàn gỗ công nghiệp cũ hoặc kém chất lượng yêu cầu sử dụng keo dán trong quá trình lắp đặt, tiềm ẩn nguy cơ phát tán thêm formaldehyde hoặc VOCs vào không khí.
Giải pháp an toàn hơn là lựa chọn sàn gỗ sử dụng hệ thống hèm khóa:
- Lắp đặt khô, không cần dùng keo, giảm thiểu tối đa khả năng phát thải hóa chất.
- Dễ dàng tháo dỡ, thay mới khi cần.
- Đảm bảo khớp nối chắc chắn, không bị xê dịch, cong vênh theo thời gian.
Xem thêm: Hèm khóa sàn gỗ là gì? Tổng hợp các loại hèm khóa phổ biến hiện nay
Kết luận: Sàn gỗ công nghiệp có độc hại không?
Chắc hẳn theo dõi đến đây bạn đã có đáp án cho câu hỏi ” Sàn gỗ công nghiệp có độc hại không?”. Sàn gỗ công nghiệp hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe nếu bạn chọn sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn. Trên thực tế, nhiều dòng sàn công nghiệp hiện nay không chỉ thân thiện với người dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường nhờ tái chế gỗ và sản xuất tiết kiệm năng lượng. Hãy chủ động tìm hiểu về các tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc sản phẩm trước khi chọn mua.