Trang chủ » Tin tức » Sàn gỗ nhập khẩu và những điều bạn cần biết

Sàn gỗ nhập khẩu và những điều bạn cần biết

Trên thị trường sàn gỗ nghiệp tại Việt Nam hiện có 2 dòng sản phẩm chính gồm sàn gỗ nhập khẩu và sàn gỗ nội địa. Trong đó, sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu luôn được giới chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao về độ bền bỉ cũng như tính thẩm mỹ. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết có nên sử dụng loại ván sàn này hay không? Hoặc đang muốn tìm hiểu chi tiết về ván gỗ công nghiệp nhập khẩu thì đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé. 

Tổng quan về sàn gỗ nhập khẩu

<yoastmark class=

Nhắc đến sàn gỗ nhập khẩu có thể người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến sàn gỗ Châu Âu. Tuy nhiên, không phải dòng ván sàn nhập khẩu nào cũng là sàn gỗ Châu Âu. Có một bộ phận không ít người dùng vẫn đang nhầm lẫn về khái niệm này. Vậy sàn gỗ nhập khẩu là gì? Sàn gỗ nhập khẩu có phải là sàn gỗ Châu Âu không? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong phần nội dung sau.

Khái niệm sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu

Đây là loại ván gỗ lát sàn được nhập khẩu trực tiếp nguyên hộp từ nhiều quốc gia trên thế giới từ Châu Âu cho đến các nước thuộc khu vực Châu Á, nơi có nền công nghiệp sản xuất ván sàn phát triển. Một số quốc gia tiêu biểu có thể kể đến như Ba Lan, Áo, Đức, Thụy Sỹ, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc,…Sản xuất dựa trên hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại với chất lượng đầu vào nguyên vật liệu được chọn lọc kỹ càng vđầu ra của sản phẩm được kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Ván sàn nhập khẩu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục công trình bởi sở hữu chất lượng vượt trội về mẫu mã và độ bền bỉ.

Xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ rất sớm, khi nền sản xuất ván sàn nội địa còn chưa phát triển và mở rộng như hiện tại. Loại sàn gỗ này cũng đã từng bước được hoàn thiện hơn với những cải tiến sao cho phù hợp với thị hiếu của người dùng Việt và đặc trưng khí hậu tại nước ta. 

Cấu tạo của ván gỗ lát sàn nhập khẩu

Cấu tạo chung của sàn gỗ công nghiệp
Cấu tạo chung của sàn gỗ công nghiệp

Tương tự như các dòng ván sàn công nghiệp khác trên thị trường,  sàn gỗ nhập khẩu có cấu tạo gồm 4 lớp cơ bản:

Lớp bảo vệ bề mặt (Wear Layer)

Đây là lớp trên cùng của ván sàn đóng vai trò là lớp bảo vệ ván sàn khỏi các tác động từ bên ngoài như sự kéo lê của các vật trên bề mặt, chống mài mòn, hạn chế trầy xước. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bề mặt còn có khả năng chống thấm nước từ bề mặt xuống cốt gỗ, giúp bảo vệ sàn một cách toàn diện hơn. Để đánh giá chất lượng của lớp này bạn có thể căn cứ vào chỉ số AC – Chỉ số AC càng cao, độ chống trầy xước bề mặt càng lớn. Phần lớn các dòng sàn nhập khẩu đều đạt tiêu chuẩn từ AC4 trở lên. Trong đó, một số thương hiệu sàn gỗ nhập khẩu cao cấp từ Châu Âu còn đạt tới AC6, đơn cử như dòng sàn gỗ xương cá của thương hiệu sàn gỗ Alsa đến từ Pháp.

Lớp cốt gỗ HDF (HDF wood Core)

Lớp cốt gỗ của ván sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu hầu hết đều là cốt gỗ HDF có tỷ trọng trên 850kg/m3 hoặc có thể lên đến hơn 900kg/m3 đối với cốt gỗ Black HDF. Tỷ trọng càng lớn thì độ bền của ván sàn càng cao. Không những thế, lớp cốt gỗ này còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chống ẩm, chịu nước của sàn. Sở dĩ nói như vậy bởi cốt gỗ HDF tỷ trọng cao sẽ có độ trương nở thấp khi ngâm trong nước. Các hiện tượng hư hại của ván sàn do ngấm ngập nước cũng được hạn chế một cách tối đa.

Lớp vân gỗ trang trí (Decorative Pattern)

Đây là lớp quyết định màu sắc và tính thẩm mỹ của ván sàn. Áp dụng công nghệ bề mặt tiên tiến, các loại ván gỗ công nghiệp lát sàn nhập khẩu mang lại một vẻ mộc mạc nhưng cũng không kém phần sang trọng. Vân gỗ sần tự nhiên được khắc họa một cách rõ nét và chân thực đến từng milimet nhờ công nghệ bề mặt EIR đã thực sự gây ấn tượng mạnh với người dùng. Hiện tại, nếu đặt lên bàn cân so sánh thì ván sàn nhập khẩu luôn được đánh giá cao hơn về màu sắc và độ chân thực so với các dòng sàn gỗ công nghiệp nội địa.

Lớp đế cân bằng (Backer Layer)

Lớp đế này thông thường sẽ được làm từ nhựa tổng hợp và có tác dụng bảo vệ sàn khỏi tác động từ bên dưới, giúp ổn định bề mặt sàn. Đa số người dùng cho rằng nước chỉ thấm từ trên bề mặt xuống cốt gỗ mà quên mất rằng nó còn có thể ngấm ngược từ dưới lên. Vì vậy, đây cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kết cấu của ván sàn. 

Sàn gỗ nhập khẩu có mấy loại?

Thị trường sàn gỗ tại Việt Nam hiện đang rất sôi động với sự góp mặt của nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến ván sàn nhập khẩu. Về cơ bản, sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu gồm có 2 loại: sàn gỗ Châu Âu và sàn gỗ nhập khẩu châu Á.

Sàn gỗ Châu Âu

Sàn gỗ nhập khẩu Châu Âu là các dòng ván sàn được sản xuất 100% tại các nước thuộc khu vực Châu Âu như Ba Lan, Áo, Đức, Thụy Sỹ, Pháp,.. Sau đó, nó được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam theo đường chính ngạch. Từ lâu, Châu Âu đã được biết đến là một thị trường cực khó tính với những tiêu chuẩn hàng đầu về chất lượng. Là dòng ván sàn thuộc phân khúc cao cấp, sàn gỗ Châu Âu không chỉ có độ bền bỉ cao mà còn mang tới giá trị về mặt thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. 

Sàn gỗ Châu Âu
Sàn gỗ Châu Âu cao cấp

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp sàn gỗ Châu Âu tại nhiều công trình cao cấp như chung cư, biệt thự,…Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng sau đại dịch và nền kinh tế chung của toàn thế giới, lượng tiêu thụ sàn gỗ Châu Âu tại Việt Nam cũng có phần ảm đạm hơn so với những năm trước. Đây là điều dễ hiểu khi bộ phận lớn người Việt có mức thu nhập ở mức trung bình khá, việc đầu tư một khoản chi phí lớn ở thời điểm hiện tại cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Sàn gỗ Châu Á

Đây là dòng sản phẩm thuộc phân khúc từ trung đến cao cấp. Được sản xuất nguyên hộp tại các nước nằm trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,…So với sàn gỗ Châu Âu, các dòng sàn gỗ nhập khẩu nhập khẩu Châu Á có giá thành tương đối rẻ hơn. Do không phải chịu các khoản chi phí vận chuyển đường dài như các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, sàn gỗ Châu Á được đông đảo người dùng lựa chọn vì nó đáp ứng được các yêu cầu chất lượng cơ bản của người tiêu dùng mà giá thành lại phải chăng. 

Tuy nhiên, nếu nhận xét một cách khách quan nhất thì sàn gỗ Châu Âu vẫn là dòng ván sàn có chất lượng hàng đầu cho đến thời điểm hiện tại.

Nguyên nhân sàn gỗ nhập khẩu được ưa chuộng tại Việt Nam

Có lẽ để giải thích cho nguyên nhân này thì chúng ta cần nhìn lại thời điểm hàng chục năm về trước khi mà “hàng ngoại” hay “ hàng nhập khẩu” luôn được đánh giá cao hơn các sản phẩm nội địa. Cho đến ngày nay, khi các sản phẩm nội địa cũng ngày một hoàn thiện hơn và đạt chuẩn để xuất khẩu sang các nước khác thì thói quen chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt cũng không hề thay đổi. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi mà ván sàn nhập khẩu lại được yêu thích đến như vậy chính là nhờ các ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Công nghệ sản xuất tiên tiến

Các thương hiệu ván gỗ nhập khẩu áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất vào trong sản xuất. Nguyên liệu đầu vào được khai thác từ những cánh rừng được cấp phép để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái. Mọi sản phẩm trước khi được tung ra thị trường phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt với nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Đặc biệt là sàn gỗ cao cấp nhập khẩu Châu Âu. Châu Âu được biết đến là cái nôi của ngành công nghiệp sản xuất ván sàn và là thị trường vô cùng khó tính, chính vì vậy ván sàn được sản xuất tại đây luôn được săn đón bởi chất lượng cùng những tính năng vượt trội.

Mẫu mã đa dạng

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự khiến nhu cầu lắp đặt sàn gỗ công nghiệp của người dùng ngày một tăng cao. Mỗi khách hàng đều sẽ có những tiêu chuẩn, sở thích riêng về màu sắc, tính năng,…Hiểu được điều đó, các thương hiệu sàn gỗ ván gỗ ốp sàn nhập khẩu đã không ngừng nghiên cứu và cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới với nhiều mẫu mã và các tính năng khác nhau, giúp đa dạng hóa lựa chọn cho người.

Đa dạng về mẫu mã
Đa dạng về mẫu mã

Vân gỗ sống động, chân thật

Ngoài tính bền bỉ, yếu tố về  thẩm mỹ  cũng là một trong những điều tạo nên thương hiệu cho sàn gỗ nhập khẩu. Dòng sản phẩm này sở hữu lớp vẫn gỗ chân thực, sắc nét, được thiết kế dựa trên các loại vân gỗ tự nhiên. Nếu so sánh giữa 2 loại ván gỗ nhập khẩu Châu Âu và Châu Á thì sàn gỗ cao cấp Châu Âu mang giá trị thẩm mỹ cao hơn và giống với vân gỗ thật đến 98%. Một khách hàng đã và đang sử dụng ván sàn Kronopol – Ba Lan có một chia sẻ thú vị với chúng tôi như sau: ”Thoạt đầu khi mới nhìn thấy bề mặt sàn gỗ này từ bên ngoài tôi cứ nghĩ đây là sàn gỗ tự nhiên cho đến khi được giới thiệu thì mới biết là mình đã nhầm. Vì trông các đường nét vân gỗ, màu sắc thật sự vô cùng chân thực. Và đó cũng là lý do tôi lựa chọn dòng sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu này cho công trình của mình.”

Vân gỗ chân thực, sống động
Bề mặt vân sần chân thực

Khả năng chịu nước, chống ẩm, chống mối mọt tốt

Với đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Việt Nam, người tiêu dùng luôn muốn tìm kiếm một dòng sản phẩm có thể hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao với khả năng chịu nước tốt. Trong những năm gần đây, lưu lượng tìm kiếm về sàn gỗ chịu nước cũng ngày một tăng. Và sàn gỗ Châu Âu và sàn gỗ Malaysia, sàn gỗ cốt đen Hàn Quốc là những cái tên nằm trong top đầu. Sự kết hợp giữa lớp bề mặt, cốt gỗ HDF tỷ trọng cao cùng hệ thống hèm khóa thông minh đã thực sự mang lại hiệu quả tuyệt vời về độ chịu ẩm, chịu nước, ngăn ngừa mối mọt cho ván sàn. 

Chịu nước tốt
Chịu nước tốt

Xem thêm: Nên lựa chọn dòng sàn gỗ chịu nước nào cho công trình của bạn?

Cuối cùng, có thể khẳng định rằng sàn gỗ nhập khẩu là loại ván gỗ lát sàn không những có chất lượng cao mà còn mang tới nhiều giá trị hữu hình và vô hình cho công trình nội thất của bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu và biết được đây có thực sự là loại vật liệu lát sàn mà bạn đang tìm kiếm hay không? Nếu bạn cần giới thiệu chi tiết hơn về các mẫu mã cũng như thương hiệu sàn gỗ nhập khẩu thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0366.664.551 để được tư vấn và nhận báo giá trong thời gian ngắn nhất.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Gợi ý cách phối màu sàn gỗ và nội thất đẹp 2025

Trong thiết kế và cải tạo nội thất, một trong những vấn đề nan giải nhất mà người mua gặp phải là việc kết hợp màu sắc sàn gỗ với đồ nội thất. Sự kết hợp hài hòa không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian mà còn thể hiện phong cách cá…

Xem thêm

Có nên lát sàn gỗ tầng 1 không? Những điều cần lưu ý

“Có nên lát sàn gỗ tầng 1? ” Là một trong những vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm khi lựa chọn sàn gỗ làm vật liệu lát sàn cho công trình. Nếu bạn cũng đang băn khoăn rằng liệu sàn gỗ có đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cũng như độ…

Xem thêm

Sàn gỗ có bị nồm không? Thực hư về khả năng chống nồm ẩm của sàn gỗ công nghiệp

Nồm ẩm là một hiện tượng thời tiết quen thuộc ở nước ta, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc với độ ẩm trong không khí tăng cao vượt mức 90%. Khi độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến tình trạng đọng nước trên bề mặt tường, sàn nhà gây bất tiện trong sinh hoạt….

Xem thêm

Các kiểu lát sàn gỗ đẹp, phổ biến 2025

Trong thiết kế nội thất hiện đại, sàn gỗ đã và đang trở thành giải pháp lát sàn hàng đầu được nhiều gia chủ yêu thích. Ngoài các yếu tố về màu sắc, vân gỗ thì kiểu lát sàn gỗ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thẩm mỹ của công trình. Tham khảo…

Xem thêm

Xu hướng lát sàn gỗ hồ bơi mới nhất hiện nay

Lát sàn gỗ hồ bơi đang là một trong số những hạng mục công trình được chú trọng trong các công trình cao cấp hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã tạo ra nhiều loại sàn gỗ hồ bơi ngoài trời với chất lượng và tính…

Xem thêm
0968064994
Contact Me on fb
Contact Me on Zalo