Trang chủ » Hướng dẫn thi công sàn gỗ công nghiệp từ A-Z

Hướng dẫn thi công sàn gỗ công nghiệp từ A-Z

Có thể thấy trong vài năm gần đây, xu hướng thiết kế nội thất bền vững và thân thiện với môi trường đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Các loại ván sàn gỗ công nghiệp cũng trở nên phổ biến không chỉ trong các công trình cao cấp mà còn được ứng dụng rộng rãi tại các dự án chung cư, căn hộ bình dân. Là một sự thay thế hoàn hảo về chi phí cho sàn gỗ tự nhiên, lát sàn gỗ công nghiệp sở hữu ưu điểm vượt trội về mặt thẩm mỹ và tính năng nổi bật. Để phát huy hết những đặc tính đó, ngoài chất lượng sản phẩm thì khâu thi công cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vậy cách thi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật cần thực hiện những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tác hại của việc thi công sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuật

Các dòng sàn gỗ công nghiệp hiện nay đều có cấu tạo hèm khóa thông minh nên việc thi công cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên để lắp đặt được một công trình sàn gỗ hoàn chỉnh theo đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng biết. Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuật sẽ dẫn đến nhiều tác hại khó lường. Điển hình như sau:

Mất thẩm mỹ

Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi lát sàn gỗ công nghiệp sai cách đó chính là các mạch vân gỗ không đồng đều, đặc biệt đối với các loại sàn gỗ lát thẳng hoặc sàn gỗ tạo vân xương cá. Mạch sàn không đều sẽ gây khó chịu cho người nhìn và giảm giá trị thẩm mỹ không gian nội thất. Đối với các loại ván sàn gỗ tạo vân xương cá, việc thi công sai sẽ khiến các vân gỗ không thể kết hợp với nhau để tạo thành vân xương cá hoàn chỉnh.

Kích phồng, cong vênh sàn gỗ

Có không ít trường hợp sàn gỗ sau một thời gian ngắn sử dụng đã xuất hiện tình trạng căng và phồng lên ở các mép sàn. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dùng. Và một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên không thể không kể đến chính là do lát sàn gỗ công nghiệp chưa đúng kỹ thuật. Trong quá trình lát sàn, người thợ không chừa ra khoảng trống để sàn có không gian giãn nở trong trường hợp thay đổi thời tiết và nhiệt độ đột ngột.

Hở khe hèm, phồng rộp sàn 

Lát ván sàn công nghiệp sàn không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật còn có thể gây tình trạng hở khe hèm. Nước và độ ẩm có thể xâm nhập dễ dàng vào lớp cốt gỗ qua các hết hở gây hiện tượng phồng rộp bề mặt hoặc nghiêm trọng hơn nữa là trương nở dẫn đến nứt gãy hèm khóa.

Chuẩn bị trước khi thi công sàn gỗ công nghiệp

Trước khi tiến hành lắp đặt cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết. 

Ván sàn gỗ công nghiệp

Ván sàn công nghiệp hiện nay có nhiều màu sắc, mẫu mã và giá thành khác nhau. Tùy vào sở thích, nhu cầu sử dụng và ngân sách để lựa chọn mẫu ván sàn phù hợp nhất. Theo độ dày ván sàn, có thể chia ván gỗ công nghiệp lát sàn thành 4 loại như sau:

  • Sàn gỗ công nghiệp 8mm: Loại sàn này tương đối mỏng nên yêu cầu cốt nền bằng phẳng, giá thành từ 200,000 – 350.000 vnđ/m2.
  • Sàn gỗ công nghiệp 10mm: Các mẫu sàn gỗ có độ dày 10mm không quá phổ biến và thường chỉ có ở các thương hiệu sàn gỗ Châu Âu. Loại ván sàn này có giá từ 400.000 vnđ/m2 trở lên.
  • Sàn gỗ công nghiệp 12mm: Đây là độ dày ván sàn được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình cao cấp. Sàn gỗ 12mm có tính ổn định cao và khả năng chịu lực tốt. Thoải mái lắp đặt tại những khu vực có đông người qua lại mà không cần lo lắng đến vấn đề cong vênh, ọp ẹp. Giá thành trong khoảng từ 400.000 – 1.000.000 vnđ/m2 tùy vào chất lượng, thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ.
  • Sàn gỗ 14mm: Loại sàn này khá hiếm gặp và có giá thành cao, giá tham khảo từ 1.500.000 vnđ/m2.

Sau khi đã chọn được mẫu ván sàn phù hợp và khối lượng sàn cần sử dụng, cần phải vận chuyển sàn đến nơi thi công trước 1 – 2 ngày để đảm bảo sàn kịp thích nghi với điều kiện môi trường trong phòng.

Di chuyển ván sàn đến công trình trước khi lắp đặt 1-2 ngày
Di chuyển ván sàn đến công trình trước khi lắp đặt 1-2 ngày

Phụ kiện sàn gỗ

Sau khi đã chọn được mẫu ván sàn phù hợp, để đảm bảo mọi khe hở, khoảng trống trên sàn, chân tường đều được che phủ hoàn toàn thì các loại phụ kiện không thể thiếu gồm:

Len phào chân tường

 Phụ kiện dùng để che đi các khe hở xung quanh chân tường trong quá trình lắp đặt. Các loại len phào phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:  phào nhựa, phào gỗ và phào Arbiton.

Nẹp kỹ thuật

Các loại nẹp được sử dụng trong thi công sàn gỗ được chia làm 2 loại gồm nẹp chữ T và nẹp chữ F hay còn được gọi là nẹp kết thúc. Bạn có thể tùy chọn chất liệu cho các loại nẹp này theo sở thích hoặc tình hình tài chính.

Lớp lót sàn

Lớp lót sàn gỗ được dùng làm lớp ngăn cách sàn gỗ và nền nhà, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sàn khỏi nước và hơi ẩm thấm ngược từ dưới nền nhà lên. Ngoài ra lớp lót này còn có tác dụng che lấp khuyết điểm của nền nhà, giảm âm và cách nhiệt hiệu quả. Các loại lót thường dùng như: xốp trắng, xốp tráng bạc và cao su non.

Ngoài các phụ kiện sàn gỗ kể trên bạn cần chuẩn bị thêm những vật dụng cần thiết như thước đo, búa cao su, máy cắt. máy khoan để thuận tiện hơn trong quá trình lắp đặt.

 

lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
Bạn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thi công cần thiết trước khi bắt tay vào lắp đặt

Thi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật chỉ với 5 bước

Để đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của ván sàn thì khâu thi công đóng một vai trò rất quan trọng. Sau đây là 5 bước lắp đặt sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật được các thợ thi công lành nghề và có thâm niên của Thành Đạt chia sẻ để giúp bạn tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra và xử lý bề mặt sàn

Chuẩn bị sàn phụ đúng cách chính là điều kiện cần để lắp đặt thành công sàn gỗ công nghiệp. Việc chuẩn bị lớp nền phụ đảm bảo bề mặt bằng phẳng, ổn định và không bị ẩm, điều này rất cần thiết cho tuổi thọ và hiệu suất của sàn nhà của bạn. 

Đánh giá sàn phụ: Trước khi bắt đầu, hãy đánh giá tình trạng của sàn phụ bằng cách kiểm tra xem có dấu hiệu hư hỏng nào không, chẳng hạn như vết nứt hoặc vấn đề về độ ẩm. Đảm bảo rằng sàn phụ có cấu trúc chắc chắn và không có bất kỳ vật cản hoặc phần nhô ra nào.

Loại bỏ sàn hiện có (Nếu có): Nếu trước đây bạn đã từng lắp đặt các loại sàn như sàn nhựa thì cần phải loại bỏ một cách cẩn thận trước khi lát sàn mới. Sử dụng các công cụ chuyên dụng như dụng cụ cạo để loại bỏ phần keo thừa trước đó. 

Làm sạch và san phẳng sàn phụ: Làm sạch kỹ lưỡng sàn phụ để loại bỏ mọi mảnh vụn, bụi hoặc cặn bám dính. Quét hoặc hút bụi khu vực để đảm bảo bề mặt sạch sẽ. Nếu có cặn bám cứng đầu, bạn có thể cần sử dụng chất tẩy hoặc dung môi phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng thước thẳng hoặc thước đo để xác định bất kỳ khu vực cao hay thấp nào để kịp thời xử lý, đảm bảo bề mặt sàn bằng phẳng và khô ráo.

Bước 2: Trải lớp lót sàn

Như đã giới thiệu ở trên, lớp lót là phụ kiện không thể thiếu trong quá trình lắp đặt ván sàn. Đối với loại ván sàn có độ dày tương đối mỏng như sàn gỗ công nghiệp 8mm thì các chuyên gia và nhà sản xuất thường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng lót sàn có tính ổn định cao như lót cao su để tăng thêm phần chắc chắn khi di chuyển. Có thể trải lớp lót theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, đảm bảo lớp lót này được trải thật phẳng và phủ kín bề mặt nền nhà. Lưu ý chỉ trải một lớp và không xếp chồng các lớp lên nhau.

Trải lớp sàn gỗ
Trải lớp sàn gỗ

Bước 3: Lát sàn 

Có thể lắp đặt ván sàn theo nhiều phương pháp lát thẳng truyền thống hoặc lát sàn xương cá. Đối với sàn xương cá thì yêu cầu kỹ thuật cao hơn sàn thẳng, các tấm cán sàn được phân thành 2 vế A và B để dễ dàng phân biệt và lắp ghép. Lát sàn gỗ theo tứ tự từ góc phòng ra giữa phòng, lưu ý lát sàn cùng chiều ánh sáng để làm nổi bật màu sắc và đường nét vân gỗ. Trong quá trình lắp đặt cần chừa lại một khoảng tối thiểu là 10 – 12mm giữa tường và mép sàn gỗ để sàn có không gian giãn nở trong trường hợp thay đổi nhiệt độ, thời tiết.  

Bắt đầu lắp sàn từ góc phòng
Bắt đầu lắp sàn từ góc phòng

Bước 4: Lắp phụ kiện 

Lắp đặt phào và nẹp để che đi các khe hở và cố định mép sàn xuống mặt nền tránh các tình trạng sứt mẻ mép sàn tạo điều kiện cho nước và hơi ẩm xâm nhập. Nên chọn màu phào nẹp phù hợp với màu của ván sàn gỗ để tạo sự đồng nhất giúp công trình của bạn được hoàn thiện hơn về thẩm mỹ. Tuy nhiên đối với một số khách hàng thích sự mới mẻ và phá cách thì có thể lựa chọn các loại màu sắc khác biệt để tạo điểm nhấn.

Bước 5: Kết thúc sàn

Để kết thúc quá trình thi công sàn gỗ công nghiệp bạn cần sử dụng nẹp kết thúc sàn (Nẹp chữ F) để che kín khoảng cách giữa chân tường với tấm ván sàn cuối cùng. Trong lúc thi công sẽ không tránh khỏi bụi bẩn vương trên mặt sàn. Do đó cần tiến hành vệ sinh sàn bằng cách hút bụi và lau sàn bằng các dụng cụ chuyên dụng là đã có thể đi vào sử dụng.

Nẹp kết thúc sàn
Nẹp kết thúc sàn

Địa chỉ thi công sàn gỗ công nghiệp uy tín

Nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp thì tốt hơn hết bạn nên tìm một đơn vị thi công chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian. Hiện nay các đơn vị phân phối sàn gỗ thường sẽ cung cấp luôn dịch vụ thi công ván sàn giá thành phải chăng. Hệ thống phân phối sàn gỗ Thành Đạt tự hào là một trong những đơn vị phân phối và thi công sàn gỗ công nghiệp uy tín nhất khu vực miền Bắc.

Với đội ngũ thợ giàu kinh nghiệm có tay nghề cao cùng chính sách bảo trì bảo hành dài hạn, chúng tôi đã hợp tác với nhiều đơn vị và khách hàng trong hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau. Để nhận báo giá thi công chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0366.664.551.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Tìm hiểu các thông số kỹ thuật sàn gỗ công nghiệp mà bạn nên biết

ContentsTác hại của việc thi công sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuậtMất thẩm mỹKích phồng, cong vênh sàn gỗHở khe hèm, phồng rộp sàn Chuẩn bị trước khi thi công sàn gỗ công nghiệpVán sàn gỗ công nghiệpPhụ kiện sàn gỗThi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật chỉ với 5 bướcBước 1: Kiểm […]

Xem thêm

Sàn gỗ hoa văn là gì? Tổng hợp các mẫu sàn gỗ hoa văn độc đáo hiện nay

ContentsTác hại của việc thi công sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuậtMất thẩm mỹKích phồng, cong vênh sàn gỗHở khe hèm, phồng rộp sàn Chuẩn bị trước khi thi công sàn gỗ công nghiệpVán sàn gỗ công nghiệpPhụ kiện sàn gỗThi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật chỉ với 5 bướcBước 1: Kiểm […]

Xem thêm

Top 5 sàn gỗ xương cá cốt đen chịu nước tốt nhất hiện nay

ContentsTác hại của việc thi công sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuậtMất thẩm mỹKích phồng, cong vênh sàn gỗHở khe hèm, phồng rộp sàn Chuẩn bị trước khi thi công sàn gỗ công nghiệpVán sàn gỗ công nghiệpPhụ kiện sàn gỗThi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật chỉ với 5 bướcBước 1: Kiểm […]

Xem thêm

Điểm danh 10 thương hiệu sàn gỗ công nghiệp tốt nhất 2024

ContentsTác hại của việc thi công sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuậtMất thẩm mỹKích phồng, cong vênh sàn gỗHở khe hèm, phồng rộp sàn Chuẩn bị trước khi thi công sàn gỗ công nghiệpVán sàn gỗ công nghiệpPhụ kiện sàn gỗThi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật chỉ với 5 bướcBước 1: Kiểm […]

Xem thêm

Hướng dẫn vệ sinh sàn gỗ đúng cách đơn giản tại nhà

ContentsTác hại của việc thi công sàn gỗ công nghiệp sai kỹ thuậtMất thẩm mỹKích phồng, cong vênh sàn gỗHở khe hèm, phồng rộp sàn Chuẩn bị trước khi thi công sàn gỗ công nghiệpVán sàn gỗ công nghiệpPhụ kiện sàn gỗThi công sàn gỗ công nghiệp chuẩn kỹ thuật chỉ với 5 bướcBước 1: Kiểm […]

Xem thêm
Contact Me on Zalo
0366664551