Trang chủ » Tin tức » Sàn gỗ kỹ thuật là gì? Ưu nhược điểm của sàn gỗ kỹ thuật Engineered

Sàn gỗ kỹ thuật là gì? Ưu nhược điểm của sàn gỗ kỹ thuật Engineered

Hiện nay, ngoài sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp thì sàn gỗ kỹ thuật cũng là một trong những loại vật liệu lát sàn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Đây được xem là một trong những sản phẩm thay thế hoàn hảo về chi phí cho sàn gỗ tự nhiên khi vừa đáp ứng được yêu cầu về mặt thẩm mỹ vừa có tuổi thọ tương đối cao. Nếu bạn đang quan tâm đến sàn gỗ kỹ thuật nhưng vẫn đang còn khá mơ hồ về loại ván sàn này thì hãy cùng Thành Đạt tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây. 

Khái niệm sàn gỗ kỹ thuật

Sàn gỗ kỹ thuật hay còn được gọi với tên gọi sàn gỗ Engineer là loại sàn tương đối mới trên thị trường Việt Nam có thành phần gồm nhiều lớp gỗ ghép lại với nhau. Với bề mặt là lớp gỗ tự nhiên có độ dày từ 2 – 5mm nên nếu chỉ nhìn từ trên xuống thì khó phân biệt được đâu là sàn tự nhiên và đâu là sàn kỹ thuật. Trong bối cảnh nguồn gỗ thịt tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá thành ngày một tăng cao, sàn gỗ Engineer đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ. 

Sàn gỗ Engineer đã có mặt trên thị trường từ thời điểm khá sớm và phổ biến tại các nước Châu Âu. Tuy nhiên mãi cho đến vài năm trở lại đây, sàn kỹ thuật mới thực sự xuất hiện một cách rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc tại Việt Nam. Với các tiêu chí hàng đầu như bền, đẹp và tiện nghi, sàn gỗ Engineer đã nhanh chóng chinh phục được đông đảo người dùng, kể cả những người dùng khó tính nhất. 

Cấu tạo sàn gỗ kỹ thuật

Cấu tạo sàn kỹ thuật
Cấu tạo sàn kỹ thuật

Sàn gỗ Engineer có cấu tạo gồm 2 lớp cơ bản gồm: lớp bề mặt và lớp đáy. Mỗi lớp đều đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành và tạo nên những tính năng khác biệt của sàn kỹ thuật Engineered so với các loại ván sàn thông thường.

Lớp bề mặt

Lớp này có thường có độ dày từ 2-5mm tạo thành từ các thanh gỗ từ tự nhiên như Chiu Liu, Óc Chó, Sồi, Giáng Hương, Căm Xe sau khi đã qua xử lý sẽ được sơn một lớp sơn UV hoặc dầu để hoàn thiện. Vì vậy khi xét về giá trị thẩm mỹ mà sàn Engineer mang lại tương tự như sàn tự nhiên. Để tăng độ bền và khả năng chống thấm, chống bám bụi và trầy xước, loại sàn này còn được được phủ thêm một lớp Melamine trong suốt.

Lớp đáy

Lớp đáy của các loại ván sàn gỗ kỹ thuật phổ biến trên thị trường hiện nay đa số được được sử dụng từ ván gỗ ép Plywood. Chắc hẳn Plywood vẫn còn là một cái tên còn khá xa lạ với người dùng Việt. Hiểu một cách đơn giản thì Plywood là ván gỗ ép công nghiệp tạo ra từ nhiều lớp ván gỗ tự nhiên cắt mỏng với độ dày từ 1-2mm và được liên kết với nhau qua keo chuyên dụng và cuối cùng được ép bằng máy ép thủy lực. Lớp đáy của sàn gỗ Engineer có độ dày từ 8 – 10mm đảm đảo sự chắc chắn, ổn định cho ván sàn trong quá trình sử dụng. 

Ưu điểm của sàn gỗ kỹ thuật

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Mỗi loại vật liệu lát sàn đều có những ưu nhược điểm riêng, căn cứ vào nhu cầu lắp đặt và tình hình tài chính để chọn cho mình mẫu sàn ưng ý nhất. Dưới đây là một số ưu điểm của sàn kỹ thuật mà chúng tôi đã tổng hợp để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về dòng ván sàn này. 

  • Bề mặt gỗ tự nhiên mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên, phù hợp với đa dạng phong cách thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại.
  • Thiết kế 2 lớp có độ bền cao, hạn chế tối đa các tình trạng co ngót, nứt vỡ của ván sàn dưới tác động của thời tiết và quá trình sinh hoạt của con người.
  • Chống trầy xước tốt nhờ lớp phủ Melamine, khả năng chịu mài mòn đạt chuẩn AC5.
  • Tuổi thọ ván sàn cao. Sau một thời gian dài sử dụng, bạn hoàn toàn có thể tiến hành chà nhám và sơn mới lại. Tuy nhiên, do lớp gỗ tự nhiên khá mỏng nên không thể chà nhám nhiều lần như các mẫu sàn tự nhiên được.
  • Nồng độ phát thải Formaldehyde rất thấp, thấp hơn sàn gỗ công nghiệp vì thành phần cấu thành nên sàn Engineer chủ yếu là gỗ từ tự nhiên. Không chứa các hoạt chất độc hại như PVC hoặc kim loại nặng giúp đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người dùng.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, sàn gỗ Engineer vẫn còn tồn tại một vài hạn chế. Nếu so với các dòng sàn gỗ công nghiệp thì giá thành của sàn Engineer vẫn còn khá cao và khả năng chống chịu nước chưa thực sự đạt được kỳ vọng của người tiêu dùng. 

Sàn gỗ Engineer chịu nước tốt không?

Khả năng chịu nước của sàn gỗ luôn là một trong những chủ đề được nhiều người dùng quan tâm. Vậy sàn gỗ kỹ thuật có chịu nước tốt không? Đâu là câu trả lời chính xác cho câu hỏi này? Nhiều mẫu ván sàn kỹ thuật có khả năng chịu nước tốt hơn so với sàn tự nhiên nguyên khối. Nguyên nhân là do nó có cấu tạo bề mặt và lớp đáy ổn định, chắc chắn hơn. Làm giảm hiện tượng cong vênh hoặc giãn nở của sàn khi tiếp xúc với nước.

Tuy nhiên, khả năng chịu nước này chỉ ở mức tương đối. Do đó nếu để nước đọng trên sàn quá lâu hoặc sàn bị ngập nước thì vẫn sẽ xảy ra các tình trạng hư hỏng sàn, hoặc thậm chí là phải thay mới.

Trong trường hợp bạn đang muốn tìm kiếm một mẫu sàn gỗ có khả năng chống nước vượt trội để lắp đặt trong các khu vực có độ ẩm cao và dễ tiếp xúc với nước thì có thể tham khảo mẫu sàn gỗ công nghiệp cốt đen.

Xem thêm: Top 8 sàn gỗ xương cá cốt đen siêu chịu nước

Tuổi thọ của sàn gỗ kỹ thuật là bao lâu?

Tuổi thọ của sàn gỗ Engineer không chỉ được quyết định bởi các yếu tố như độ dày, chất lượng gỗ mà còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng và cách vệ sinh, bảo quản sàn của người dùng. Tuổi thọ trung bình của sàn gỗ kỹ thuật Engineered được đánh giá cao hơn so với các loại sàn gỗ công nghiệp và thời gian sử dụng lên đến 50 năm. Tất nhiên sau một thời gian dài sử dụng, dưới sự tác động từ môi trường và con người, sàn gỗ cũng sẽ có những dấu hiệu trầy xước, mài mòn và không còn được như mới. Lúc này đây bạn có thể tiến hành đánh bóng và chà nhám lại bề mặt để tăng tính thẩm mỹ. 

Ứng dụng của sàn gỗ kỹ thuật

Ngày nay có thể dễ dàng bắt gặp sàn gỗ kỹ thuật trong nhiều loại công trình từ nhà ở, chung cư, biệt thự cho đến những công trình thương mại cao cấp. Loại sàn này được sử dụng ở hầu hết các khu vực trong nhà bao gồm phòng ăn và phòng khách, hành lang, nhà bếp và phòng ngủ. Lưu ý khi lắp đặt ở các khu vực gần cửa sổ hoặc nhà bếp, bạn cần phải đảm bảo không cho nước tiếp xúc với sàn trong thời gian quá lâu, tránh hiện tượng hư hại. 

Ngoài ra, có không ít người tiêu dùng thắc mắc rằng “ Sàn kỹ thuật có sử dụng được trong nhà tắm không?” Câu trả lời là không. Mặc dù khắc phục được nhiều nhược điểm vốn có của sàn tự nhiên song sàn gỗ này vẫn có thành phần chính là gỗ từ tự nhiên. Do đó, loại sàn này chỉ chịu nước ở một mức nhất định chứ không có khả năng chống nước hoàn toàn. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất và các chuyên gia không khuyến khích sử dụng sàn gỗ kỹ thuật trong các môi trường quá ẩm ướt và thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà tắm.

Các mẫu sàn gỗ Engineer phổ biến 2024

Nhằm đa dạng hóa lựa chọn cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người dùng, các nhà sản xuất ván sàn Engineer đã nghiên cứu và cho ra mắt nhiều mẫu sàn mới với nhiều mẫu mã, màu sắc và giá thành khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến như:

Sàn gỗ Engineer Walnut

Sàn gỗ Engineer Walnut hay còn gọi là sàn gỗ Engineer Óc Chó có lớp bề mặt là lớp gỗ Óc chó tự nhiên có màu nâu sẫm hoặc nâu socola. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho những gia chủ thực sự yêu thích gam màu huyền bí, sang trọng và đang muốn hướng đến phong cách cổ điển. 

Engineer walnut xương cá
Engineer walnut xương cá

Sàn gỗ Sồi kỹ thuật

Sàn gỗ Sồi kỹ thuật là một trong những loại ván sàn Engineer được ưa chuộng nhất hiện nay. Với thiết kế bề mặt là lớp gỗ sồi tự nhiên dày 3mm tone màu nhẹ trung tính, mang phong cách hiện đại, sàn gỗ Sồi Engineer phù hợp ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế nội thất, đặc biệt là phong cách Châu Âu.  

Sàn gỗ sồi (Oark) Engineer
Sàn gỗ sồi (Oark) Engineer

Sàn gỗ hoa văn Engineer

Tương tự như các mẫu sàn gỗ Engineer khác, sàn gỗ hoa văn được tạo thành từ các loại ván gỗ như Sồi, Óc Chó, Chiu Liu,…kết hợp cùng với lớp đáy Plywood. Điểm tạo nên sự khác biệt giữa loại sàn này so với các bản ván sàn thẳng hoặc lát xương cá chính là các họa tiết hoa văn độc lạ. Không bị rập khuôn như các dòng sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ ghép họa tiết hoa văn có đa dạng kiểu dáng từ cổ điển cho đến hiện đại và có thể sản xuất theo đơn đặt hàng. 

Sàn gỗ hoa văn kỹ thuật
Sàn gỗ hoa văn kỹ thuật

Xem thêm: Sàn gỗ hoa văn là gì? Tổng hợp các mẫu sàn gỗ hoa văn độc đáo hiện nay

Bạn là người yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, chân thật của sàn gỗ tự nhiên nhưng lại bị giới hạn về tài chính thì sàn gỗ kỹ thuật sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích và cái nhìn chi tiết hơn về loại ván sàn độc đáo này. Để nhận báo giá sàn gỗ kỹ thuật chi tiết, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua số Hotline 0366 664 551 hoặc ghé thăm trực tiếp tại các Showroom của chúng tôi để xem mẫu sàn thực tế:

 Showroom 1: LK 05 Licogi 13 – Ngõ 164 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội

 Showroom 2: Tổ 12, Khu 4 Phường Giếng Đáy, Hạ Long, Quảng Ninh

 Showroom 3: Số 168 Đường Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Nẹp hợp kim uốn cong – Tạo điểm nhấn cho không gian nội thất

Để sở hữu một công trình sàn gỗ đẹp, ngoài chất lượng của ván sàn thì phụ kiện sàn gỗ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong khâu lắp đặt và hoàn thiện. Trong đó, nẹp hợp kim là một trong những phụ kiện quen thuộc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều…

Xem thêm

Có nên lát sàn gỗ phòng bếp không? Các mẫu sàn gỗ đẹp cho khu vực bếp 

  Có nên lát sàn gỗ phòng bếp không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm khi thiết kế, cải tạo không gian bếp cho mái ấm của gia đình.Với những ưu điểm cùng tính năng vượt trội, sàn gỗ công nghiệp đã và đang được ứng dụng rộng rãi…

Xem thêm

Mách bạn cách chọn độ dày sàn gỗ công nghiệp phù hợp nhất

Độ dày sàn gỗ công nghiệp đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và giá thành của ván sàn. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc lựa chọn độ dày ván sàn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính của gia…

Xem thêm

So sánh sàn gỗ công nghiệp cốt đen và sàn gỗ cốt xanh

Sự gia tăng lưu lượng tìm kiếm về sàn gỗ cốt đen và sàn gỗ công nghiệp cốt xanh trong hai năm qua là minh chứng rõ ràng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam đối với các loại sàn gỗ có khả năng chống ẩm, chịu nước. Hai loại…

Xem thêm

Sàn gỗ công nghiệp Đức và những điều bạn chưa biết

Sàn gỗ Đức là một trong số những cái tên tiêu biểu thuộc nhóm sàn gỗ nhập khẩu Châu Âu đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Được mệnh danh là cái nôi của ngành công nghiệp sản xuất ván sàn, các thương hiệu…

Xem thêm
0366664551
Contact Me on fb
Contact Me on Zalo