Trang chủ » Tin tức » Tìm hiểu các thông số kỹ thuật sàn gỗ công nghiệp mà bạn nên biết

Tìm hiểu các thông số kỹ thuật sàn gỗ công nghiệp mà bạn nên biết

Ngày nay, sàn gỗ công nghiệp đã trở thành vật liệu lát sàn quen thuộc được nhiều gia chủ tin dùng. Với những ưu thế vượt trội về thẩm mỹ và chất lượng, ván sàn công nghiệp hứa hẹn sẽ là một lựa chọn lát sàn tối ưu dành cho công trình của bạn. Để chọn được mẫu sàn bền đẹp và ưng ý, ngoài yếu tố về màu sắc, các thông số kỹ thuật của sàn gỗ cũng là tiêu chí quan trọng cần được chú ý. Hãy cùng Thành Đạt tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và vai trò của các thông số này trong bài viết dưới đây.

Thông số kỹ thuật trên sàn gỗ là gì? 

Thông số, ký hiệu kỹ thuật sàn gỗ công nghiệp

Thông thường, đối với các loại sàn gỗ công nghiệp chính hãng, trên mỗi vỏ hộp sàn đều được in những thông số, ký hiệu cụ thể biểu hiện đặc điểm, chất lượng của ván sàn. Đây là những thông tin mà nhà sản xuất muốn truyền tải đến người dùng một cách minh bạch, rõ ràng nhất. Căn cứ vào đó người dùng có thể hiểu hơn về sản phẩm đồng thời cân nhắc lựa chọn mẫu sàn phù hợp với nhu cầu sử dụng, không gian và vị trí lắp đặt.

Các ký hiệu này bao gồm nguồn gốc xuất xứ; các tiêu chuẩn về bề mặt, an toàn, chống cháy, chống mối mọt; chất lượng cốt gỗ và các công nghệ độc quyền của từng thương hiệu. Có không ít người dùng khi chọn mua ván sàn chỉ quan tâm đến màu sắc, giá cả mà không chú trọng đến các yếu tố về kỹ thuật. Chính vì vậy có nhiều trường hợp sàn gỗ đưa vào sử dụng mới chỉ trong thời gian ngắn đã xuất hiện các hiện tượng tượng hư hỏng nhẹ do không đáp ứng đủ các điều kiện về môi trường và yêu cầu sử dụng. 

Các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật trên sàn gỗ công nghiệp

Nếu là người mới tìm hiểu về dòng vật liệu lát sàn gỗ công nghiệp thì việc nắm vững các kiến thức liên quan đến chất lượng của ván sàn là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là 7 tiêu chí và các thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật cần lưu ý khi chọn mua ván sàn.

Tiêu chuẩn chống trầy xước, mài mòn AC 

Độ chống mài mòn, chống trầy xước
Độ chống mài mòn, chống trầy xước

AC (Abrasion criteria) là thông số đo lường khả năng chống trầy xước, mài mòn của bề mặt sàn gỗ công nghiệp và có xếp hạng từ AC1 đến AC6.  Xếp hạng này được xác định thông qua thử nghiệm Taber, đo lường khả năng chống mài mòn của sàn. Cụ thể, nó định lượng mức độ mài mòn mà bề mặt gỗ có thể chịu đựng trước khi có dấu hiệu hư hỏng. Nói một cách đơn giản hơn, xếp hạng AC cung cấp cái nhìn sâu sắc về khả năng chịu va đập, chịu mài mòn, tiếp xúc giữa bề mặt ván sàn dưới các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài như kéo lê bàn ghế, ma sát giày dép trong quá trình sinh hoạt. 

Xếp hạng AC càng cao, độ chống trầy xước càng tốt. Trên thị trường sàn gỗ Việt Nam hiện nay, các dòng ván sàn nội địa thường có xếp hạng AC từ AC3-AC4, lý tưởng sử dụng cho các công trình dân dụng như nhà ở nhà, chung cư. Các thương hiệu sàn gỗ nhập khẩu Châu Âu cao cấp đạt chuẩn AC5-AC6, được thiết kế cho các công trình thương mại và khu dân cư có mật độ giao thông cao. 

Tỷ trọng cốt gỗ 

Cốt gỗ được xem là trái tim của sàn gỗ công nghiệp, nó đóng vai trò quyết định trực tiếp đến độ chắc chắn và bền bỉ của ván sàn. Cốt gỗ có trọng lượng bột gỗ ép càng cao thì càng ổn định và tỷ lệ trương nở khi ngâm trong nước càng thấp. Cốt gỗ HDF và CDF đang là 2 loại cốt gỗ được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất ván sàn hiện nay. Tỷ trọng ván gỗ HDF thường trên 850kg/m3 và CDF (Black HDF) là trên 900kg/m3. Đây cũng là yếu tố quan trọng tạo nên khả năng chịu ẩm, chống nước của sàn công nghiệp.

Tiêu chuẩn an toàn E về nồng độ phát thải Formaldehyde 

Tiêu chuẩn về mức độ an toàn
Tiêu chuẩn về mức độ an toàn

Một trong số những tiêu chí hàng đầu cần xem xét khi chọn mua các sản phẩm nội thất đó là nồng độ phát thải Formaldehyde. Đây là chất có trong keo trộn bột gỗ và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nếu vượt quá hàm lượng cho phép. Theo các thí nghiệm kiểm tra đo lường và xếp loại, tiêu chuẩn E0, E1, E2 đối với thị trường Châu Âu, tiêu chuẩn CARB đối với thị trường Mỹ và tiêu chuẩn JIS đối với thị trường Nhật Bản. Trong đó, tiêu chuẩn E được sử dụng rộng rãi nhất. Các loại ván sàn công nghiệp đạt chuẩn E1 sẽ có nồng độ phát thải Formaldehyde dưới 0,03 ppm và gần như bằng 0 với tiêu chuẩn E0 và cả 2 mức độ này đều hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Tuy nhiên trên thực tế có không ít những đơn vị cung cấp ván sàn thường mập mờ về chỉ số này và người tiêu dùng thì chưa thực sự quan tâm. Chính vì vậy chúng tôi khuyến khích bạn nên chọn những thương hiệu sàn gỗ uy tín và có những thông tin minh bạch về nồng độ phát thải Formaldehyde này. 

Chỉ số chịu va đập IC (Impact Resistance)

Chỉ số này được đo lường bằng thí nghiệm cho một vật nặng rơi trực tiếp từ trên cao xuống ván sàn và được tính bằng kg/m2. Chỉ số va đập của các dòng sàn gỗ công nghiệp hiện nay có 2 cấp bậc là IC1 và IC3. IC2 là chỉ số thường gặp nhất với khả năng chịu lực trong khoảng 850 – 870kg/m2. Đối với các công trình chung cư, nhà ở bình thường thì yếu tố này không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sử dụng. Mặt khác, nếu bạn đang tham khảo sàn gỗ cho các công trình thương mại hoặc công cộng thì nên chú ý chỉ số này vì tần suất xảy ra các trường hợp rơi vỡ, va đập là tương đối lớn.

Chỉ số chống chống cháy B (Burn Resistant)

Tiêu chuẩn chống cháy
Tiêu chuẩn chống cháy

Sàn gỗ công nghiệp có thành phần lớn là bột gỗ, mà gỗ lại là loại vật liệu dễ bắt bắt lửa nên việc xem xét đến trường hợp bắt cháy trên sàn là điều thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn.  Chỉ số này được kiểm chứng bằng cách sử dụng tàn thuốc lá đang cháy để lên bề mặt sàn cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn. Nếu bề mặt sàn không xuất hiện vệt đen và biến dạng thì đạt chuẩn. Hiện nay, hầu hết các mẫu sàn công nghiệp trung đến cao cấp trở lên đều đạt  chứng nhận B1 – Đây là chỉ số có khả năng chống cháy tốt.

Thời gian bảo hành

Ngoài những tiêu chí, thông số kể trên thì thời gian bảo hành cũng là một tiêu chí bạn cần phải nắm rõ khi ra quyết định mua hàng. Đối với các dòng sàn gỗ giá rẻ, thời gian bảo hành thường khá thấp từ 5-10 năm, 10-20 năm cho phân khúc tầm trung và 20-35 năm cho phân khúc sàn gỗ cao cấp. Tùy vào từng thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ mà sàn gỗ sẽ có thời gian bảo hành khác nhau. Đây được coi như lời cam kết về chất lượng của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Sàn gỗ có thời gian bảo hành càng cao thì độ bền bỉ càng tốt. 

Khả năng chống ẩm, chịu nước

Độ chống chịu nước
Độ chống chịu nước

Ngoài các thông số kể trên thì tính năng chống nước chống ẩm của ván sàn cũng là một trong số những tiêu chí được nhiều người dùng Việt quan tâm và đặt lên hàng đầu. Để đánh giá được đâu là loại ván sàn gỗ chống nước tốt thì bạn cần căn cứ vào các thông tin như: tỷ trọng cốt gỗ, lớp bề mặt và công nghệ hèm khóa. Cốt gỗ xanh HDF với tỷ trọng 850kg/m3  và cốt gỗ đen HDF trên 900kg/m3 được đánh giá là 2 dòng cốt gỗ tốt nhất hiện nay với độ trương nở thấp khi ngâm trong nước.

Xem thêm: Hèm khóa sàn gỗ là gì? Tổng hợp các loại hèm khóa phổ biến hiện nay

Bên cạnh đó, một số dòng sản phẩm trên thị trường còn được ứng dụng công nghệ chống nước vượt trội, giúp ngăn không cho nước lọt vào khe hèm nếu chẳng may làm đổ nước trên bề mặt sàn. Bề mặt sàn gỗ đạt chuẩn AC4-AC6 chống trầy xước tốt cũng là một yếu tố ngăn cản sự xâm nhập của độ ẩm và nước vào trong vân giấy, giúp hạn chế hiện tượng phồng rộp hiệu quả.

Xem thêm: Top 5 sàn gỗ xương cá cốt đen chịu nước tốt nhất hiện nay

Trên thị trường sàn gỗ sôi động như hiện nay, có rất nhiều mẫu sàn gỗ công nghiệp với đa dạng màu sắc, kiểu dáng và chất lượng khác nhau. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về loại vật liệu lát sàn này thì cần nắm được các thông số cơ bản để có thể đánh giá chất lượng ván sàn một cách khách quan và chính xác nhất. Trên đây Thành Đạt đã tổng hợp và giải thích những thông số cơ bản của sàn gỗ công nghiệp. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn lượng thông tin bổ ích, qua đó có thể chọn cho mình mẫu ván sàn công nghiệp phù hợp nhất. 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Nẹp hợp kim uốn cong – Tạo điểm nhấn cho không gian nội thất

Để sở hữu một công trình sàn gỗ đẹp, ngoài chất lượng của ván sàn thì phụ kiện sàn gỗ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong khâu lắp đặt và hoàn thiện. Trong đó, nẹp hợp kim là một trong những phụ kiện quen thuộc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều…

Xem thêm

Có nên lát sàn gỗ phòng bếp không? Các mẫu sàn gỗ đẹp cho khu vực bếp 

  Có nên lát sàn gỗ phòng bếp không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm khi thiết kế, cải tạo không gian bếp cho mái ấm của gia đình.Với những ưu điểm cùng tính năng vượt trội, sàn gỗ công nghiệp đã và đang được ứng dụng rộng rãi…

Xem thêm

Mách bạn cách chọn độ dày sàn gỗ công nghiệp phù hợp nhất

Độ dày sàn gỗ công nghiệp đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và giá thành của ván sàn. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc lựa chọn độ dày ván sàn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính của gia…

Xem thêm

So sánh sàn gỗ công nghiệp cốt đen và sàn gỗ cốt xanh

Sự gia tăng lưu lượng tìm kiếm về sàn gỗ cốt đen và sàn gỗ công nghiệp cốt xanh trong hai năm qua là minh chứng rõ ràng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam đối với các loại sàn gỗ có khả năng chống ẩm, chịu nước. Hai loại…

Xem thêm

Sàn gỗ công nghiệp Đức và những điều bạn chưa biết

Sàn gỗ Đức là một trong số những cái tên tiêu biểu thuộc nhóm sàn gỗ nhập khẩu Châu Âu đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Được mệnh danh là cái nôi của ngành công nghiệp sản xuất ván sàn, các thương hiệu…

Xem thêm
0366664551
Contact Me on fb
Contact Me on Zalo